Hỗ trợ trực tuyến

Cán bộ liên hệ
      Nguyễn Đức Quyền
     0977996883


ducminh.mtv@gmail.com

Video Clip

Tỷ giá và thời tiết

Giá vàng SJC
( Nguồn : Cty SJC Hà Nội )
Tỷ giá ngoại tệ
Thời tiết
Số người truy cập: 790098
Số người online: 2
Thương hiệu vàng iệu vàng
Môi trường
Chi tiết
Hội thảo hợp tác nghiên cứu công nghệ xử lý môi trường và phát triển mô hình kinh tế sinh học
    Cập nhật: 09/10/2014 9:45:21 CH

Sáng 24/9/2014, tại phòng 222-C1, Trường ĐHBK Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế về công nghệ xử lý môi trường và phát triển mô hình kinh tế sinh học.

Hội thảo có sự hiện diện của TS Trần Thị Quốc Khánh - Ủy viên Thường vụ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; PGS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cùng các đồng chí trong Văn phòng Quốc hội; ông Ulrich Papzer – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ Xây dựng ứng dụng IAB Weimar cùng các chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức); Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm – Trưởng đại diện Bang Thuringen tại Việt Nam. Về phía Trường ĐHBK Hà Nội có PGS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng và các nhà khoa học của Trường.

PGS Phạm Hoàng Lương phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS Phạm Hoàng Lương nhấn mạnh: “Tại Việt Nam trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường và nhu cầu xử lý ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học đang là vấn đề được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, thông qua Hội thảo này, các chuyên gia CHLB Đức và chuyên gia Việt Nam sẽ có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển nền công nghệ sinh học. Nhờ đó, các đơn vị thụ hưởng sẽ có được sản phẩm không những khả thi về mặt kỹ thuật mà còn đảm bảo về mặt hiệu quả kinh tế cũng như vấn đề bảo vệ môi trường”.

Ông Ulrich Papzer – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ Xây dựng ứng dụng IAB Weimar

Tại Hội thảo, các chuyên gia CHLB Đức đã có báo cáo giới thiệu về Viện Nghiên cứu Công nghệ Xây dựng Ứng dụng IAB Weimar; Viện Nghiên cứu Thực vật và Cây cảnh Leibniz (IGZ); giới thiệu Đề án hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa CHLB Đức và Việt Nam. Ngoài ra, các chuyên gia của Trường ĐHBK Hà Nội cũng báo cáo về một số nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý môi trường như: nghiên cứu về an toàn vệ sinh thực phẩm và công nghệ sinh học ứng dụng công nghệ thực phẩm, nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường tại Trường ĐHBK Hà Nội; nghiên cứu phát triển giải pháp công nghệ thích ứng để xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tại Trường ĐHBK Hà Nội; và nghiên cứu phát triển giải pháp công nghệ đốt thích ứng để xử lý rác thải sinh hoạt đô thị tại Trường ĐHBK Hà Nội…

Theo đó, Thạc sĩ Nguyến Đức Quyền, Viện Nhiệt - Lạnh đã giới thiệu về công nghệ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-Anpha.

Ông Nguyễn Đức Quyền – cán bộ giảng dạy, Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh, Đại học Bách Khoa Hà Nội giới thiệu về công nghệ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-Anpha.

Bản chất của quá trình công nghệ là xử lý chất thải bằng phương pháp đốt, không cần sử dụng thêm bất kỳ nhiên liệu nào để đốt kèm như dầu, gas ... Trên cơ sở phân tích động học các chất khí chuyển động trong lò và quá trình trao đổi nhiệt bằng bức xạ, đối lưu tự nhiên trong lò đốt, nghiên cứu đưa ra một kết cấu buồng đốt đặc biệt sao cho đảm bảo 3 yếu tố để xử lý khói thải một cách triệt để: thời gian lưu khói thải ít nhất là 2,5 giây với nhiệt độ cao trên 10000C và lượng oxy dư trên 6%. Đồng thời, kết cấu mặt tường lò cũng được thiết kế sao cho diện tích bức xạ nhiệt của tường lò tới trung tâm buồng đốt là lớn nhất, từ đó nhiệt lượng do cháy chất thải tạo ra sẽ được tận dụng triệt để và quay lại đốt cháy chính lượng chất thải cấp vào lò đợt kế tiếp ngay sau nó.

Ảnh lò đốt rác BD-Anpha đã đưa vào áp dụng thực tế tại bãi rác thuộc phường Phước Thới- quận Ô Môn- thành phố Cần Thơ

Công nghệ lò đốt này không những áp dụng hiệu quả đối với các công nghệ môi trường, xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp thiêu đốt, sử dụng hợp lý tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới mà còn mở ra khả năng áp dụng theo hướng tận dụng nhiệt thải để cung cấp cho các lò hơi, hộ có nhu cầu sử dụng nhiệt để sấy sưởi ...

Kết thúc Hội thảo, Trường ĐHBK Hà Nội và CHLB Đức đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường và phát triển mô hình kinh tế sinh học, mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Doãn Thật

Tag:
Tin liên quan
Hội nghị quốc tế lần thứ 37 - WEDC 2014 - (23/09/2014, 05:12:44 CH)
Hội thảo xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ lò đốt BD-Anpha thân thiện môi trường - (20/09/2014, 09:29:09 SA)
Hiệu quả từ lò đốt rác ở thị trấn Vũ Thư - (08/09/2014, 04:46:17 CH)
Hội thảo quản lý chất thải rắn tại Việt Nam - (12/08/2014, 09:08:59 CH)
Huyện Quảng Xương - Thanh Hóa đưa mô hình lò đốt rác thải theo công nghệ mới vào sử dụng - (24/07/2014, 03:38:38 CH)
TP Cần Thơ ngập tràn rác thải! - (23/04/2014, 09:44:11 SA)
Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư, xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt - (18/04/2014, 10:33:07 SA)
Hội chợ triển lãm quốc tế tiết kiệm năng lượng hiệu quả - môi trường 2013 - (01/04/2014, 08:06:50 SA)
Ngày Môi trường thế giới 5/6 năm 2013 - (31/03/2014, 11:07:32 SA)
Giấy chứng nhận thiết bị đốt chất thải rắn sinh hoạt phù hợp - (02/04/2014, 01:43:32 CH)

Video Clip

Facebook

Đối tác